Sơn La – địa điểm phượt lý tưởng của giới trẻ
Sơ La có địa hình đồi núi và những thác nước, thu hút các bạn trẻ ưa khám phá với những điểm đến nổi tiếng như:
1. Hồ Chiềng Khoi
2. Bản Mòng
3. Thác Dải Yếm
4. Hồ Tiền Phong
5. Núi Pha Luông
6. Thành phố Sơn La
7. Nhà ngục Sơn La và bảo tàng Sơn La
8. Cụm du lịch Sông Đà
9. Động Sơn Mộc Hương
10. Di tích cao nguyên Mộc Châu
Những món ăn nổi tiếng, đặc sản Sơn La
1. Thịt trâu khô (Trâu gác bếp)
Vào dịp lễ Tết, lễ cúng lớn ở bản người Thái thường để dành một ít thịt trâu vừa mổ để làm món thịt trâu gác bếp sử dụng dần trong năm. Để có món thịt trâu gác bếp ngon, cần lựa chọn thịt bắp, thớ thịt đều và ít gân. Sau đó, thái miếng dài và ướp cùng với gia vị. Rồi đem thịt xiên vào que lớn và gác lên bếp, tới khi thịt khô chỉ cần đồ lại và lấy ra dùng.
2. Pa Pỉnh Tộp (Cá nướng gập)
Pa Pỉnh Tộp là món cá nướng của người Thái thường được chọn cá sông hoặc suối. Gia vị sau khi chuẩn bị, rạch sống lưng cá, bỏ mật và giữ nguyên lòng, nhồi gia vị vào bụng cá. Sau đó, gập đôi con cá lại luồn qua vòng miệng và cho vào nẹp tre chẻ đôi rồi đem nướng. Để có món cá nướng ngon phải nướng trên than hồng và trở đều tay. Mùi thơm của tre nướng quyện cùng vị cay tê tê của gia vị và vị béo ngọt tự nhiên của cá tươi đã làm nên sức hấp dẫn của món ăn này.
3. Nậm pịa
“Pịa” là một đoạn ruột non của con bò để lấy chất dịch sền sền bên trong. Phần ruột này được buộc lại, cắt khúc và trộn cùng gia vị sau đó đem xương bò, bộ lòng ninh cho nhừ để lấy nước. Tiếp tục cho pịa vào cùng tiết bò đông, cuống tim, dạ dày và ruột non. Nếu lần đầu thưởng thức món ăn này sẽ rất khó nuốt, nhưng khi đã ăn rồi thì sẽ nghiền.
4. Cơm lam người Thái
Với người Thái cơm lam – món ăn truyền thống Sơn La. Để có món cơm lam ngon, người ta lựa chọn nếp nương vừa thu hoạch, ủ qua đêm. Hôm sau, cho gạo vào ống tre rỗng, thêm nước rồi dùng lá chuối hay lá dong đóng nút hai đầu ống lại. Tre được nướng cho tới khi cháy bên ngoài toả mùi thơm là lúc cơm chín, chẻ cật và thưởng thức cùng với muối vừng hay thịt nướng.
5. Cháo Mắc nhung
Mắc nhung một loại quả cùng họ cà chua, có màu xanh bé bàng hạt đu đủ có vị ngọt, đắng và cay. Sau mùa gặt, mắc nhung mọc nhiều khắp trên nương, người ta thường hái về rửa sạch và trộn cùng với gạo, nước gừng, sả cùng lá chuối vùi trong bếp nóng. Sau 30 phút, sẽ có một món ăn đặc sệt, ngăm đắng và cay thơm lạ miệng.
6. Nộm da trâu
Nộm da trâu là món ăn đặc sản Tây Bắc mà bất kì du khách nào tới Sơn La cũng đều muốn thưởng thức một lần. Da trâu được hơ qua lửa, ngâm với nước lã cho mềm rồi thái mỏng. Sau đó, trộn cùng với rau thơm, rau mùi, lạc cùng hạt mặc khén và nước măng chua, vị ngon không chê vào đâu được.
7. Xôi sắn
Sắn trên nương được người Thái mang về lột vỏ, nạo sợi rồi trộn cùng với nếp nương. Sau đó, đồ sắn trong chõ gỗ như vậy xôi sau khi đồ sẽ không bị ướt và rất dẻo.
8. Xoài trứng Yên Châu
Xoài trứng Yên Châu – món ăn nổi tiếng Sơn La là loại xoài có quả rất bé và có hình thù xấu xí. Nhưng có mùi vị rất thơm ngon tới nỗi sau khi rửa tay mùi xoài vẫn còn thoang thoảng. Vị ngọt của xoài trứng cũng rất khác biệt, đậm đà nhưng có vị thanh, không gắt như các loại xoài khác. Trong đó, xoài được trồng ở Chiềng Pằn, Sặp Vạt, Viêng Lán… của vùng đất Yên Châu.
9. Rượu chuối Yên Châu
Rượu chuối được chưng cất theo phương pháp gia truyền từ lâu đời – đặc sản của riêng vùng Yên Châu. Để làm rượu chuối ngon, người ta lựa chọn chuối chín, thái mỏng và phơi khô. Rượu được chọn để ngâm phải là rượu nguyên chất, với 2 lít rượu sẽ ngâm được 1kg chuối. Ngâm khoảng 3 tháng là dùng được.
10. Tỏi cô đơn Phù Yên
Tỏi cô đơn Phù Yên – món quà nên mua khi du lịch Sơn La. Đây là giống tỏi quý có mùi vị đặc biệt và thường dùng để ngâm rượu chữa bệnh hiệu quả.
11. Chè Tà Xùa
Đây là loại chè Shan tuyết, búp trắng, cánh vàng và lá to. Chè được chăm sóc không có phân bón và được sao với kĩ thuật gia truyền của người dân bản. Màu chè vẫn luôn giữ màu xanh lơ đỏ từ lúc vừa pha cho đến khi pha qua nhiều lần. Chè có vị đắng chát lúc đầu nhưng lại đọng vị ngọt hậu, hương thơm đặc biệt không thể quên được.
12. Bánh dày người Mông ở Hồng Ngài
Các món ăn ngon ở Sơn La không thể không nhắc tới món bánh dày của người Mông ở Hồng Ngài. Bánh được vắt thành những cái tròn trịa lót trên miếng lá chuối xanh mượt. Từng chiếc bánh đầu tiên được mang cúng cầu cho mùa màng xanh tốt. Khi thưởng thức sẽ đem bánh đi nướng để cảm nhận được hương vị thoang thoảng trong từng miếng khi cắn.
13. Ốc đá suối Bàng Mộc Châu
Khoảng thời gian từ tháng 4 đến cuối tháng 8 ốc đá suối lại xuất hiện. Người ta thường đi mò ốc đem về luộc để cảm nhận được vị ngọt mát, giòn giòn. Hoặc bạn cũng có thể thưởng thức món bê chao Mộc Châu. Thịt bê sữa khoảng 1 tuần tuổi chưa ăn cỏ nên có vị ngọt và đồ mềm rất ngon. Bê trộn đều với chao, gừng, sả rồi cho lên bếp lửa lớn để chín ngoài nhưng bên trong vẫn tái.
15. Dưa mèo Sơn La: Giống dưa mèo có quả lớn, với trọng lượng mỗi quả khoảng 0,8 – 1,5kg. Vỏ quả dưa bóng, nhẵn, sọc dưa xanh mờ và khi bổ ra dưa có nhiều hạt, cùi dày vị ngọt giòn.
16. Khoai sọ Mán Mộc Châu: Món khoai sọ mán ngon nhất khi trồng trên mảnh đất của người Dao sinh sống. Loại khoai này rất bở, có thể dùng khoai sọ mán làm nhiều món ngon, trong đó phải kể tới món canh khoai sọ ngon tuyệt.
Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông
Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắc
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa;Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;
Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.
Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.